Vô sinh hiếm muộn là nỗi ám ảnh của nhiều cặp vợ chồng. Nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh nhưng nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, hanh phúc gia đình của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển y học, kĩ thuật thế giới đã tìm ra được nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp nhằm tạo cơ hội được làm cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng. Trong đó thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mang lại tỷ lệ thành công cao trong điều trị vô sinh.
Khi nào nên nghĩ đến việc thực hiện những phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?
Những cặp vợ chồng muộn con, trong quá trình quan hệ không dùng bất kì biện pháp tránh thai kéo dài trên 1 năm mà vẫn không có con. Điều trị nội khoa mà không hiệu quả thì thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hữu hiệu cho những trường hợp này.
Trước khi thực hiện chuyển phôi thì cần chuẩn bị những gì?
Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần thời gian ít nhất là 2 đến 4 tuần để chuẩn bị chọc trứng và chuyển phôi, sau khi chuyển phôi cũng phải nghỉ ngơi để đảm bảo hiệu quả. Nên nó có thể ảnh hưởng đến 1 số công việc của người bệnh trong thời gian này. Vì vậy cần sắp xếp thời gian và công việc hợp lý trước khi chuyển phôi để đảm bảo tính chủ động.
Tâm lý cũng là một vấn đề cần chú ý. Nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này vì vậy nên giữ tinh thần thoải, thư giãn, tránh những yếu tố tiêu cực gây stress.
Sau khi chuyển phôi không nên nằm bất động 1 chỗ hoặc vận động quá mạnh.
Việc vận động với cường độ mạnh hoặc nằm yên 1 chỗ đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau khi chuyển phổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi cụ thể là nồng độ hormone nội tiết sẽ cao hơn bình thường. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây ra tình trạng hình thành những cục huyết khối trong lòng mạch, kèm theo tình trạng nằm bất động của phụ nữ khiến cho tốc độ lưu thông máu giảm đi làm cho nguy cơ cao hơn. Hình thành huyết khối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, khi nằm bất động 1 chỗ sẽ khiến cho người phụ nữ có những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý. Vì vậy để nâng cao hiệu quả thì sau khi chuyển phôi bệnh nhân không nên nằm bất động 1 chỗ.
Mặt khác việc vận động hay tập thể dục thể thao với cường độ mạnh cũng tác động tiêu cực đến quá trình thụ thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Việc xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng khoa học khi có thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm là việc cần thiết đối với phụ nữ.
Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết:
Chất béo: Bên cạnh lấy năng lượng từ đường thì cơ thể cũng lấy một phần năng lượng từ chất béo. Nó cung cấp năng lượng cho sự phát triển của các tế bào não đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt những vitamin tan trong dầu như A,D,K,E. Vì vậy việc cung cấp đầy đủ chất béo là rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Gluxit : Là thành phần cung cấp năng lượng chính của cơ thể.
Chất đạm: Chứa nhiều trong những thực phẩm cá, trứng, thịt, sữa,.. cung cấp acid amin cho cơ thể phát triển và trưởng thành.
Nước : Cung cấp nước đầy đủ khiến cho hệ thận tiết niệu khỏe mạnh tránh tình trạng sỏi, ứ đọng caxi.
Ngoài ra, cần lưu ý với những sản phụ có thai vào những tháng cuối thì nên chia nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng chèn ép thai.
Trên đây là một số điều cần biết về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Mong rằng sẽ có nhiều cặp vợ chồng có cơ hội được làm cha mẹ nhờ phương pháp này.