Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về vô sinh. Nhưng đa số những định nghĩa đều nói rằng, vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không thể thụ thai sau một năm quan hệ tình dục bình thường và không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào. Vô sinh có thể gây ra những cảm giác lo lắng và sợ hãi. Ngoài những lo lắng về việc không thể có thai, các cặp vợ chồng còn có thể gặp các lo lắng khác liên quan đến sức khỏe.
Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ vô sinh trên toàn thế giới là khoảng 12 – 13%. Và trong 50% số cặp vô sinh được phát hiện là do vấn đề sức khỏe sinh sản của người chồng. Trong đó, Azoospermia – một chứng vô tinh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Azoospermia là một hội chứng hiếm xảy ra ở nam giới (chỉ 1% nam giới mắc hội chứng này). Thế nhưng hội chứng này lại chiếm 10-15% trong số những nguyên nhân gây vô sinh nam.
Nam giới không có tinh trùng là gì?
Bình thường, tinh trùng được tạo ra ở tinh hoàn và di chuyển trong hệ thống dẫn tinh cùng với một lượng chất lỏng tạo thành tinh dịch. Tinh dịch là một chất lỏng chứa tinh trùng , khi mới xuất ra từ dương vật có màu trắng ngà và hơi sệt.
Azoospermia hay còn gọi là chứng không có tinh trùng ở Nam giới. Đây là hiện tượng số lượng tinh trùng quá thấp so với tiêu chuẩn hoặc không có tinh trùng trong tinh trùng trong tinh dịch.
Hội chứng không có tinh trùng ở Nam giới được chia thành 3 loại:
- Hội chứng vô tinh trước tinh hoàn (không có sự tắc nghẽn): Đây là hội chứng gây ra bởi sự suy giảm các hormone tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất tinh trùng gây ra.
- Hội chứng vô tinh tại tinh hoàn ( không có sự tắc nghẽn): Xảy ra do những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của tinh hoàn.
- Azoospermia sau tinh hoàn (không có sự tắc nghẽn): Xảy ra do sự tắc nghẽn của hệ thống ống dẫn tinh.
Nguyên nhân đàn ông không có tinh trùng?
Với mỗi loại Azoospermia khác nhau thì có những nguyên nhân và điều kiện xảy ra khác nhau. Nhưng nhìn chung, các trường hợp vô tinh hoặc có số lượng tinh trùng quá thấp là do các vấn đê gì truyền trên nhiễm sắc thể Y (chiếm 15% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh).
Nguyên nhân không có tinh trùng trước tinh hoàn
Loại Azoospermia này có thể do một số vấn đề di truyền. Ví dụ như : Hội chứng Kallmann sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoocmon giải phóng gonadotropin (GnRH) của cơ thể do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng của những người mắc hội chứng này.
Đặc biệt hội chứng Azoospermia này cũng có thể được tạo ta do các vấn đề về não như tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Hay những bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc điều trị ung thư hoặc xạ cũng có nguy cơ cao mắc chứng Azoopermia trước tinh hoàn.
Nguyên nhân không có tinh trùng tại tinh hoàn
Loại Azoospermia này có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Thiếu hoặc mất tinh hoàn
- Tinh hoàn không xuống bìu mà nằm lại ổ bụng (hội chứng tinh hoàn ẩn)
- Tinh hoàn bình thường nhưng không sản xuất tinh trùng (hội chứng tế bao sertoli)Tinh hoàn sản xuất tinh trùng nhưng tinh trùng không có khả năng hoàn thiện chức năng trở thành tinh trùng trưởng thành (ngừng sinh tinh)
Ngoài ra hội chứng klinefelter (người mang nhiễm sắc thể giới tính là XXY) cũng có khả năng cao mắc bệnh.
Các nguyên khác có thể gây ra thể Azoospermia tinh hoàn bao gồm:
- Nam giới mắc quai bị trong giai đoạn sau của tuổi dậy thì (17- 19 tuổi)
- Do các khối u
- Biến chứng của bệnh tiểu đường
- Di chứng của các phẫu thuật trước đó
- Tác dụng phụ của một số thuốc
- Hội chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh (Các tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn rộng ra so với bình thường )
Nguyên nhân không có tinh trùng sau tinh hoàn
Đây là loại Azoospermia chiếm đến 40% số trường hợp mắc hội chứng này. Nguyên nhân gây ra Azoospermia sau tinh hoàn là sự tắc nghẽn. Tắc nghẽn có thể xảy ra do sự bít tắc ở trong mào tinh tinh hoàn hoặc hệ thống ống dẫn tinh.
Azoospermia sau tinh hoàn cũng có thể do nguyên nhân di truyền: thiếu ống dẫn tinh 2 bên bẩm sinh (CBAVD). Hoặc có thể do cơ thể có chứa gen bệnh sơ nang.
Các nguyên nhân khác của azoospermia bao gồm những di chứng của bệnh nhiễm trùng, u nang, chất thương hoặc do triệt sản ở nam giới.
Triệu chứng không có tinh trùng
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh này thường không có những triệu chứng rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện khi 2 vợ chồng quan hệ tình dục bình thường nhưng không thể có thai. Những dấu hiệu của bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sự mất cân bằng nội tiết hoặc do các bệnh di truyền.
Những triệu có thể gặp như:
- Giảm ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Sưng tấy, phù nề hoặc đau ở vùng tinh hoàn
- Rụng tóc và lông bất thường.
Cách để chuẩn đoán không có tinh trùng
Để chuẩn đoán azoospermia cần làm tinh dịch đồ – đây là biện pháp chuẩn đóa cơ bản nhất. Trước khi làm tinh dịch đồ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân xuất tinh vào cốc, sau đó sẽ gửi mẫu đế phòng nghiệm. Nếu trong mẫu không soi thấy tinh trùng thì có thể bệnh nhân đã mắc azoospermia.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chuẩn đoán azoospermia thông qua hỏi bệnh sử của bệnh nhân:
- Tiền sử thụ thai: vợ chồng bệnh nhân đã từng có thai hay chưa ?
- Tiền sử gia đình bệnh nhân : gia đình bệnh nhân có ai mắc bệnh u sơ hoặc các vấn đề về sinh sản không ?
- Khi còn nhỏ bệnh nhân đã mắc các bệnh gì?
- Trước đó có từng phẫu thuật hay làm các thủ thuật khác ở vùng chậu hoặc đường sinh dục không?
- Bệnh nhân có từng tiếp xúc với bức xạ hoặc đang điều trị bằng hóa chất không?
- Những thuốc đã và đang sử dụng
- Bệnh nhân có sử dụng ma túy hoặc nghiện rượu không?
- Gần đây bệnh nhân có bị sốt cao hay không?
- Gần đây bệnh nhân có từng tiếp xúc với nhiệt độ cao không?
Các phương pháp chuẩn đoán khác bao gồm:
- Xét nghiệm đo lường mức độ hoocmon hoặc đánh giá tình trạng di truyền
- Siêu âm vùng bìu và các bộ phận khác cuả cơ quan sinh dục.
- X-quang não để tìm các vấn đề bất thường của vùng dưới đồi và tuyến yên
- Sinh tiết tế bào để đánh giá rõ hơn về quá trình tạo tinh trùng
Cách điều trị không có tinh trùng
Điều trị bằng các biện pháp y khoa
Với thể Azoospermia tắc nghẽn thì có thể điều trị bằng cách nối hoặc tái tạo lại các ống bị tắc. Việc điều trị có thể bằng ngoại khoa hoặc những biện pháp can thiệp khác. Với các thể Azoospermia tắc nghẽn do giảm sản xuất hoocmon thì việc điều trị nội khoa bằng hoocmon và thuốc tỏ ra có hiệu quả.
Với thể Azoospermia không tắc nghẽn thì có thể có hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị. Trong những trường hợp này, bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm trực tiếp vào bào tương của noãn.
Khi bắt đầu thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy trinh trùng từ tinh hoàn bằng 1 cây kim nhỏ. Việc lấy tinh trùng cũng có thể được thực hiện trong quá trình làm sinh tiết tế bao sinh tinh. Thủ thuật này cũng có thể được thực hiện ngay cả khi số lượng tinh trùng trong tinh hoàn rất ít.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành thụ tinh nhân tạo, bạn cần đi đến gặp các bác sĩ để được tư vấn di truyền và những vấn đề có thể xảy ra với những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp này.
Điều trị bằng các biện pháp tự nhiên
Một số phương pháp hỗ trợ tại nhà có thể có hoặc không có hiệu quả với bệnh Azoospermia. Với những bệnh nhân có lượng tinh trùng thấp có thể đáp ứng với các loại thuốc y học cổ truyền và thay đổi chế độ ăn hợp lý. Với thể tắc nghẽn hoặc do di truyền thì các biện pháp tương tự không hiệu quả.
Những phương pháp tại nhà: sử dụng chế độ ăn hợp lý, nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và giảm căng thẳng cũng mang lại một số tác dụng nhất định. Ngoài ra, bạn cần thực hiện theo đúng những lời khuyên của bác sĩ để đạt được hiệu quả nhất.
Một số biện pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể thử:
• Sử dụng chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng: giúp tăng cường sự phát triển của tinh trùng
Luyện tập thể dục thường xuyên: giúp tăng cường Testosterone
- Tập Yoga hoặc ngồi thiền: giúp giảm căng thẳng và tăng testosterone.
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất: giúp thúc đẩy khả năng sinh sản của nam giới.
XEM THÊM >>> Top Thực phẩm tăng chất lượng tinh trùng.
Biện pháp dự phòng không có tinh trùng ở Nam giới
Có một số biện pháp có thể dư phòng được những trường hợp Azoospermia do chấn thương hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Những biện pháp dự phòng bao gồm:
- Tránh hoạt động mạnh, chơi các môn thể thao như đấm bốc, võ,..vì nó có thể gây tổn thương cho đường sinh sản.
- Hạn chế tiếp xúc với các bức xạ.
- Hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao như tắm hơi.
Một số lưu ý điều trị hội chứng không có tinh trùng ở nam giới
Azoospermia là một hội chứng nguy hiểm. Nhưng không có nghĩa là tất cả những nam giới mắc hội chứng này đều bị vô sinh. Nên trước tiên, điều quan trọng nhất là bạn cần tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó. Và nếu các biện pháp để có thụ thai tự nhiên không có hiệu quả, thì bệnh nhân có thể lựa chọn các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh ống nghiệm.
Thuốc hỗ trợ tăng chất lượng tinh trùng
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng chất lượng tinh trùng. Hầu hết các sản phẩm này đều chứa các vitamin khoáng chất có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ chống sự phân mảnh của ADN tinh trùng. Bạn có thể tham khảo 1 số sản phẩm có tác dụng tăng chất lượng tinh trùng dưới đây:
Tham khảo các dòng sản phẩm vô sinh hiến muộn dành cho nam giới tại đây:
Một số thuốc tăng chất lượng tinh trùng dạng viên uống:
Gotosan (Hộp 30 viên) – Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 – Việt Nam
Một số thuốc bổ tinh trùng dạng gói như:
Mensterona (Hộp 30 gói) – NP PHARMA SP. Z O.O – Ba Lan
Gametix M (Hộp 30 gói) – Xuất Xứ: Pháp
Menfelix( Hộp 30 gói) – Công ty cổ phần Dược Khoa – Việt Nam
Thạc sĩ. Dược Sĩ Nguyễn Văn Khanh