Quai bị là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, bởi bệnh rất dễ lây lan và có thời gian ủ bệnh khá dài. Bệnh là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi cho tới bây giờ vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh. Ngoài ra nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì biến chứng của nó để lại cho người bệnh rất nặng nề. Bên cạnh những người chưa từng mắc bệnh thì những người mắc bệnh rồi cũng khá lo lắng về việc mình có mắc lại quai bị hay không?
Khái quát về bệnh quai bị.
Bệnh do virus Mups hay còn gọi là virus quai bị thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn đặc biệt là trẻ từ 5 đến 14 tuổi có thể do đây là độ tuổi trẻ đến trường nên trong việc tiếp xúc nhau tạo cơ hội cho virus lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Bên cạnh đó, tỉ lệ người lớn ít gặp hơn trẻ nhỏ cũng có thể do họ có kháng thể do mắc từ hồi nhỏ vẫn tồn tại sau nhiều năm. Tuy nhiên khi người lớn mắc bệnh quai bị thì triệu chứng thường nặng nề hơn ở trẻ nhỏ.
Quai bị bị có thể lây nhiễm từ người bệnh qua người lành thông qua đường hô hấp: chất tiết dịch do người bệnh ho, hắt hơi, nước bọt bắn vào trong quá trình giao tiếp thậm chí là dùng chung vật dụng cá nhân.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai với những dấu hiệu như sưng má biến dạng khuôn mặt, sốt, chán ăn, đau gây khó khăn trong việc nhai và nuốt,…
Những dấu hiệu để nhận biết bệnh quai bị.
Viêm tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng đặc trưng khi mắc bệnh quai bị. Bệnh thường bắt đầu với biểu hiện đau ống tai ngoài sau đó lan dần sang những vùng lân cận. Viêm có thể xuất hiện 1 bên hoặc cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai khiến cho vùng bị viêm sưng đỏ, đau nhức, hạn chế việc nhai nuốt gây khó khăn trong ăn uống. Bên cạnh đó người bệnh thường kèm theo những triệu chứng khác như sốt, đau đầu, mất cảm giác thèm ăn, mất ngủ, đau nhức xương khớp, mệt mỏi. Sau khi phát bệnh khoảng 5 đến 7 ngày cảm giác đau mất đi và các triệu chứng khác giảm dần.
Viêm tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn là cũng một triệu chứng thường gặp sau khi nam giới nhiễm virus quai bị. Đầu tiên sau khi nhiễm virus thường biểu hiện tình trạng viêm tuyến mang tai. Sau đó khoảng 1-2 tuần thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Ở giai đoạn này tinh hoàn người bệnh sưng to, gây cảm giác đau nhức, da vùng bìu tấy đỏ, căng mọng, đồng thời sốt thường quay trở lại sau khi đã cắt sốt ở những ngày thứ 3, nhiệt độ lúc này cao hơn đợt sốt đầu tiên. Ngoài ra còn kèm theo tình trạng nôn, buồn nôn, rét run, nhức đầu. Tình trạng này kéo dài 4- 5 ngày bắt đầu giảm 1 số triệu chứng nhưng tinh hoàn phải sau 2 tuần mới bắt đầu hết sưng đau và phải mất 2 tháng theo dõi mới đánh giá tinh hoàn có bị teo sau khi viêm tinh hoàn hay không.
Tuy nhiên, có một số ít trường hợp viêm tinh hoàn cũng có thể xuất hiện độc lập không kèm theo viêm tuyến nước bọt mang tai.
Viêm màng não.
Virus quai bị cũng có thể gây ra tình trạng viêm màng não đối với bệnh nhân. Viêm màng não thường xuất hiện sau viêm tuyến mang tai 3 đến 10 ngày với các triệu chứng đau đầu, cứng cổ, sốt cao, rối loạn tri giác. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện đơn độc không kèm theo tình trạng viêm tuyến mang tai.
Ngoài những triệu chứng trên khi nhiễm virus quai bị có thể gây ra những bệnh lý khác như viêm tụy cấp, viêm phổi kẽ, viêm tuyến lệ, viêm đa khớp,….
Những người từng mắc quai bị liệu có bị lại nữa không?
Nhiều người đã từng mắc quai bị lo lắng rằng không biết mình có thể mắc bệnh này nữa không. Các nhà khoa học cho rằng, mỗi người chỉ mắc quai bị 1 lần duy nhất trong đời bởi sau khi mắc quai bị cơ thể chúng ta sẽ tự tạo ra kháng thể. Và kháng thể này tồn tại nhiều năm trong đời. Nhờ đó những người sau khi mắc quai bị mà họ không mắc lại quai bị nữa. Kháng thể có thể sinh ra sau khi tiêm vaccine quai bị ( loại vaccine chứa virus sống mất động lực có khả năng tạo kháng thể nhưng không có khả năng gây bênh). Ngoài ra, kháng thể cũng có thể truyền từ máu mẹ sang máu con nhưng kháng thể này chỉ tồn tại không quá 1 tuổi nên sau 1 tuổi thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh.