Bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh lý lây nhiễm với tốc độ lây truyền khá cao. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người đang độ tuổi sinh sản. Lậu do Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra – loại vi khuẩn thuộc nhóm gram âm. Nó là một bệnh xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản và chất lượng sống của người bệnh nên việc phát hiện và điều trị sớm bệnh rất quan trọng đối với những người nhiễm.

Những dấu hiệu của bệnh lậu.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có những triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh dễ bỏ qua những dấu hiệu của bệnh. Đây cũng là giai đoạn khiến bệnh lây lan nhanh chóng bởi người bệnh khó phát hiện ra bệnh vì thế cũng không có phương pháp đề phòng hợp lý. Sau 10 đến 20 ngày kể từ khi bắt đầu nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae người bệnh mới xuất hiện những dấu hiệu điển hình của bệnh.  Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lậu không giống nhau giữa nam và nữ.

Ở nam giới:

Bệnh nhân có cảm giác đau khi đi tiểu, tiểu rát, gây khó khăn trong việc đi tiểu.

Bệnh nhân thường xuyên đi tiểu , tiểu nhiều lần trong ngày.

Nước tiểu xuất hiện máu hoặc mủ.

Người bệnh có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, thường có cảm giác kiệt sức kèm theo sốt nhẹ.

Hạch bẹn thường nổi rõ.

Ngoài ra, ở những bệnh nhân phát hiện muộn, bệnh tình tiến triển nặng  thường có tình trạng chảy dịch chảy mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, đặc biệt vào buổi sáng.

Ở nữ giới:

Khác với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường biểu hiện không rõ ràng nên bệnh nhân dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, sẽ khiến cho bệnh kéo dài và tiến triển trầm trọng hơn. Người bệnh thường phát hiện bệnh lậu khi bệnh chuyển sang nặng hơn. Những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là:

Xuất hiện dịch, mủ màu xanh hoặc màu vàng có mùi hôi tanh khó chịu  chảy ra từ niệu đạo.

Có cảm giác đau, rát khi đi tiểu dẫn đến gây khó khăn trong việc đi tiểu.

Nếu để bệnh lâu không điều trị kịp thời sẽ  gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như chửa ngoài dạ con, viêm ống dẫn trứng,… Còn đối với phụ nữ đang mang thai thì nguy cơ sảy thai và truyền bệnh cho con là rất cao. Vì vậy khi phát hiện bệnh thì cần phải điều trị kịp thời và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đường lây truyền của bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lý có tính lây nhiễm cao. Việc hiểu rõ được con đường lây truyền của bệnh sẽ giúp  cho chúng ta có những phương pháp phòng ngừa hợp lý để hạn chế số lượng người mắc bệnh. Dưới đây là những con đường chính có thể lây truyền bệnh lậu:

Đường quan hệ tình dục.

Quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm với số lượng nhiều nhất. Việc thực hiện quan hệ tình dục bừa bãi, tình dục không an toàn qua cơ quan sinh dục, hậu môn thậm chí là miệng mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh thì đều có nguy cơ lây nhiệm bệnh lậu rất cao.

Bệnh lây từ mẹ sang con.

Ở những phụ nữ mang thai mà mắc bệnh lậu thì nguy cơ  truyền bệnh cho con là rất cao. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe về phát triển toàn diện của thể chất và trí tuệ của trẻ.

Bệnh lây qua đường máu.

Đường máu cũng là một trong những con đường lây truyền bệnh lậu thường gặp. Bệnh có thể lây khi dùng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh,  truyền máu, hiến máu hay tiếp xúc trực tiếp với những vết thương ở của những người mắc bệnh lậu đều có nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm qua những dụng cụ và đồ vật khi chúng nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Bệnh có thể lây truyền qua hình thức tiếp xúc gián tiếp này.

Điều trị bệnh lậu:

Hiện nay, nếu phát hiện sớm bệnh thì bệnh lậu thường ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh chống lậu.

Nếu phát hiện muộn, bệnh tiến triển nặng thì điều trị ngoại khoa bằng phương pháp DHA là phương pháp tối ưu nhất nhằm điều trị triệt để và tránh tái phát bệnh.