Bệnh quai bị là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngoài ra, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời là điều cần thiết để tránh để bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1.Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị.
Theo kết quả nghiên cứu, quai bị được gây ra do 1 loại virus có tên là Mumps virus( vi rút quai bị). Nó thuộc họ Paramyxoviridae. Vi rút này có khả năng chịu đựng cao, nó có thể duy trì sự sống ngoài cơ thể trong khoảng từ 30 đến 60 ngày ở nhiệt độ 15 đến 20 độ C. Tuy nhiên, Mumps virus sẽ bị chết ở nhiệt độ trên 56 độ C và bị tiêu diệt bởi hóa chất diệt khuẩn.
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh có thể từ người bệnh sang người lành. Quai bị lây qua đường hô hấp thông qua nước bọt hoặc những dịch tiết tai mũi họng có chứa Mumps virus. Thời kì dễ dàng lây nhiễm nhất là 2 ngày trước khi bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu của bệnh hoặc 6 ngày sau 6 ngày khi bệnh nhân hết những triệu chứng của. Vì vậy, những người mắc bệnh cần phải cẩn thận trong việc giao tiếp và tiếp xúc với những người xung quanh để tránh lây bệnh cho người khác.
2. Những dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị:
Bệnh nhân biểu hiện sốt cao đột ngột kèm theo tình trạng đau đầu, chán ăn.
Sau khi xuất hiện triệu chứng sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt của bệnh nhân sưng to 1 bên hoặc cả 2 bên, gây cảm đau nhức và khiến cho khuôn mặt của bệnh nhân biến dạng ( má sưng 1 bên hoặc 2 bên) làm bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống. Đây là triệu chứng đặc hiệu của bệnh quai bị.
Tinh hoàn bị đau và sưng cũng là một triệu chứng dễ nhận biết của bệnh quai bị.
Ngoài ra, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ và toàn thân, kèm theo nôn và buồn nôn.
3.Biến chứng của bệnh quai bị.
Bệnh quai bị là bệnh do vi rút gây ra nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để bệnh kéo dài sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng và có thể để lại một số biến chứng như:
Đối với nam có thể gây ra biến chứng viêm tinh hoàn và thậm chí là teo tinh hoàn khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra quai bị có thể gây huyết khối tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
Đối với nữ giới có thể có biến chứng ảnh hưởng đến buồng trứng như viêm buồng trứng. Biểu hiện của bệnh là đau bụng và rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong giai đoạn đầu của thai kì thì khả năng sảy thai và thai chết lưu là rất cao.
Ngoài ra, quai bị có thể gây ra những bệnh lý khác như viêm cơ tim, viêm tụy cấp, viêm não, viêm màng não, nhồi máu phổi.
Bệnh quai bị có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh của trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Nhưng biểu hiện của bệnh ở người lớn là nặng hơn ở trẻ em và đặc biệt bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ về khả năng sinh sản mà cả về sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
4.Cách phòng ngừa bệnh quai bị.
Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên việc phòng bệnh là vấn đề cần thiết đối với mỗi người. Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh:
Tiên phòng vác xin quai bị : Hiện nay, vac xin đang được sử dụng là vac xin vi rut sống nhưng mất khả năng gây bệnh cho người. Vì vậy đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong phòng bệnh hiện nay.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, làm sạch răng miệng.
Đeo khẩu trang ở những nơi đông người như bệnh viện,… hoặc khi tiếp xúc và giao tiếp với người mắc bệnh.
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.