Quai bị là một bệnh lây nhiễm cấp tính. Bệnh được gây nên do vi rút quai bị (Paramyxoviridae) và có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người bệnh. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị nên việc phòng bệnh là vấn đề cần thiết đối với tất cả mọi người. Cho đến nay, tiêm vắc xin phòng quai bị vẫn được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Hiện tại, trên thế giới nhiều quốc gia đang áp dụng chương trình tiêm chủng kết hợp các vacxin quai bị, sở, rubella hay gọi là vắc xin MMR.
Tiêm phòng vắc xin quai bị để làm gì?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Paramyxoviridae gây ra. Bệnh gây nhiễm trùng tuyến mang tai và tuyến nước bọt. Khi vi rút này lan đến các cơ quan khác có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người bệnh như viêm não, viêm màng não, thính lực kém, …. Và đặc biệt vi rút này thường di chuyển xuống tinh hoàn gây ra những biến chứng tại đây (viêm tinh hoàn) khiến cho tinh hoàn suy giảm chức năng hoạt động. Nguy cơ vô sinh hiếm muộn là rất cao.
Quai bị có thể lây nhiễm từ người này qua người khác bằng những dịch tiết bắn ra từ miệng, mũi thông qua nói chuyện, tiếp xúc,…
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm phòng là phương pháp tối ưu làm giảm số người mắc bệnh quai bị. Tránh những gánh nặng do bệnh tât nghiêm trọng gây ra.
Bệnh có thể xảy ra với bất kì người nào, cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh rất cao nên việc tiêm phòng vắc xin quai bị để phòng chống bệnh đã được khuyến cáo đưa vào chương trình tiêm chủng của trẻ em.
Vắc xin chứa các vi rút sống nhưng không còn khả năng gây bệnh giúp cơ thể tạo ra kháng thể phòng chống bệnh quai bị.
Tiêm vắc xin quai bị- sởi – rubella khi nào?
Trẻ em: khi trẻ được 1 đến 1,5 tuổi có thể tiêm liều thứ nhất. Liều thứ 2 bắt đầu từ 3 đến 5 tuổi hoặc trước khi trẻ đến trường. Tuy nhiên tiêm phòng vắc xin có thể áp dụng với trẻ ở bất kì lứa tuổi nào nếu không được tiêm theo liều thông thường.
Người lớn: tiêm vắc xin với 1 liều duy nhất 0,5ml ở phía trên bắp tay.
Tác dụng không mong muốn khi tiêm vắc xin gây ra.
Sau khi tiêm vắc xin quai bị – sởi – rubella có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
Dị ứng, nổi mẩn, phát ban trên da.
Gây sốt nhẹ
Gây viêm họng.
Chống chỉ định tiêm phòng vắc xin quai bị – sởi – rubella
Những người suy giảm miễn dịch nặng như mắc bệnh HIV/ AIDS thì khi tiêm vi rút sống vào cơ thể thì khả năng tạo kháng thể rất kém và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Các bệnh lý ác tính cũng khiến cho sức khỏe người bệnh suy giảm vì vậy không nên tiêm vắc xin cho những bệnh nhân này.
Những phụ nữ đang mang bầu hoặc nghi ngờ có thai.
Những người đang sử dụng corticoid liều cao toàn thần hay các thuốc chống chuyển hóa hoặc các thuốc để điều trị ung thư.
Khi tiêm phòng vắc xin quai bị – sởi – rubella cần lưu ý những gì?
Vắc xin quai bị – sởi – rubella chống chỉ định với những phụ nữ mang thai vì vậy khi tiêm vác xin cần chú ý.
Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin quai bị – sởi – rubella thì phụ nữ không được mang thai.
Trên đây là một số lưu ý cần thiết khi tiêm phòng vắc xin kết hợp quai bị, sở, rubella. Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.