Khám giãn tĩnh mạch thừng tinh cần thực hiện những gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh khá quen thuộc đối với nam giới. Bệnh là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra vô sinh ở nam giới. Giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm 15 đến 25% trường hợp vô sinh nguyên phát và lên đến 75-85% vô sinh thứ phát ở nam giới.

1. Tổng quan về giãn thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng những hệ thống tĩnh mạch tinh giãn ra. Nó được gây ra bởi tình trạng bất thường của van tĩnh mạch. Bình thường nhờ van tĩnh mạch hoạt động mà máu chỉ chảy theo 1 chiều từ tinh hoàn về ổ bụng nhưng khi van có vấn đề khiến cho máu chảy từ ổ bụng xuống tạo ra áp lực lớn, lượng máu trong tĩnh mạch thừng tinh nhiều gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của nam giới. Nhưng nó tác động sâu sắc đến khả năng sinh sản cũng như chất lượng sống của họ.  Do khối lượng máu từ trên ổ bụng chảy ngược xuống khiến lưu lượng máu ở tinh hoàn tăng lên, nhiệt độ tại đây cũng tăng lên theo. Điều này làm rối loạn môi trường phát triển của tinh trùng khiến tinh trùng giảm chất lượng, số lượng tinh trùng chết hoặc không hoạt động tăng lên. Vì vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh làm giảm chất lượng cũng như số lượng của tinh trùng thậm chí xét nghiệm tinh dịch không có tinh trùng.

2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cần khám những gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng rõ rệt. Đa số nam giới phát hiện ra mình bị bệnh khi lấy vợ đã lâu và trong quá trình quan hệ không sử dụng các biện pháp tránh thai mà vẫn không có con thì họ mới đi khám. Qúa trình khám của những bệnh nhân đến viện vì lý do vô sinh hiếm muộn thì họ sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, kết hợp với những kĩ thuật cận lâm sàng như xét nghiệm nội tiết tố nam, siêu âm tinh hoàn, đặc biệt bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Qua đây, sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên và định hướng về phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Bên cạnh những kĩ thuật cận lâm sàng thì bác sĩ cần phải dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng. Tuy bệnh giãn tinh mạch thừng tinh thường không có những triệu chứng rõ rệt nhưng nam giới mắc bệnh vẫn thường có những dấu hiệu sau : Đau 1 bên hoặc 2 bên tinh hoàn, có cảm giác nặng ở bìu. Khi bệnh nhân đến khám thì bác sĩ cần phải khám kĩ vùng tinh hoàn, nhìn sờ có thấy búi tĩnh mạch giãn ra nổi ở bìu hay không?

Khi khám bệnh nhân, cần để bệnh nhân chuẩn bị tư thế thẳng đứng để có nhận định chính xác về tình trạng bệnh.

Để khám giãn tĩnh mạch tinh hoàn thì nghiệm pháp Valsalva thường được các bác sĩ áp dụng.

Qua thăm khám trên lâm sàng, người ta chia giãn tĩnh mạch thừng tinh thành 5 mức độ.

Trên lâm sàng, giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ:

Độ 0: Trên lâm sàng không phát hiện gì bất thường. Chẩn đoán được dựa trên kết quả cận lâm sàng như siêu âm, chụp mạch cùng các kĩ thuật khác.

Độ 1: Sờ thấy hệ thống tĩnh mạch tinh giãn ra khi làm nghiệm pháp Valsalva ( nghiệm pháp gắng sức).

Độ 2: Dễ dàng sờ thấy búi tĩnh mạch tinh của nam giới khi họ đang ở tư thế thẳng đứng.

Độ 3: Hệ thống tĩnh mạch giãn ra có thể quan sát thấy khi bệnh nhân đang ở tư thế đứng thẳng.

Độ 4: Dễ dàng quan sát thất hệ thống tĩnh mạch tinh giãn ran gay cả khi bệnh nhân nằm.