Cơ chế bệnh sinh của hội chứng buồng trứng đa nang.

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng buồng trứng đa nang tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nhưng nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy cơ chế bệnh sinh nào gây ra hội chứng buồng trứng đa nang? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây.

Cơ chế bệnh sinh của hội chúng buồng trứng đa nang đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng bệnh liên quan mật thiết bởi các rối loạn nội tiết trong cơ thể phụ nữ. Trong đó có 3 yếu tố quan trọng là tình trạng cường androngen, bất thường thần kinh nội tiết, kháng insulin.

Cường androgen.

Androgen là hormone steroid duy trì các đặc tính của nam giới. Nó bao gồm: dihydro-testosterone, testosterone, androstenediol, Androstenedione, DHEA. Trong đó 2 hormone dihydro-testosterone, testosterone là 2 thành phần mang hoạt tính androgen mạnh. Ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang người ta thấy rằng nồng độ androgen tăng cao so với bình thường. Hiện tượng này được các nhà khoa học giải thích như sau:

LH được sản xuất mạnh, gây kích thích các tế bào nang noãn tiết ra hormone androgen.

Tình trạng kháng insulin của các tế bào trong cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan, giảm quá trình liên kết giữa androgen với các protein dẫn đến nồng độ androgen tự do trong máu tăng cao.

Sự gián đoạn quá trình phát triển của nang noan và tăng nồng độ insulin sẽ là cho tình trạng cường androgen trầm trọng hơn. Tuy nhiên tình trạng cường androgen cũng có thể làm gián đoạn sự phát triển của các nang noãn trong buồng trứng.

Ngoài ra, hiện tượng tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cường androgen ở nữ giới.

Hiện tượng kháng insulin của các tế bào trong cơ thể và bệnh đái tháo đường typ 2.

Hội chứng buồng trứng đa nang liên quan mật thiết đến tình trạng giảm tính nhạy cảm của các tế bào với hormone insulin  khiến cho cơ thể rối loạn quá trình dung nạp đường.

Tình trạng rối loạn chuyển hóa là một trong những biểu hiện thường gặp ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Nó chiếm đến 50 đên 70%.

Kháng insulin được gây ra do tình trạng béo phì và bất thường nội tiết. Tuy nhiên, béo phì cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin của cơ thể.

Sự kháng insulin khiến cho cơ thể không dung nạp được đường, lại kích thích sản xuất tiết insulin. Hậu quả insulin dư thừa làm lan tràn các tín hiệu insulin ở các mô trong cơ thể. Đặc biệt, thường gặp nhất là da. Hormone này tác động lên các yếu tố tăng trưởng và nó làm tăng trưởng các tế bào keratin 1 cách dư thừa tạo ra mảng da mượt hay gọi là bệnh gai đen.

Do bất thường thần kinh nội tiết.

Ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang có sự tăng tần số xung GnRH, do xung ngắn nên nó ưu tiên quá trình sản xuất hormone LH dẫn đến sự chênh lệch tỉ lệ LH/FSH. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng quá trình sản xuất androgen trong cơ thể. Sự tăng tần số xung cơ chế vẫn chưa biết rõ. Song có một số giả thiết cho rằng do chu kì ngắn không xảy ra hiện tượng rụng trứng khiến giảm nồng độ progesterone. Progesterone là một hormone tiết ra từ thể vàng theo sự rụng trứng, nó đảm nhiệm chức năng làm chậm xung GnRH. Trong hội chứng buồng trứng đa nang tình trạng rối loạn rụng trứng khiến cho nồng độ hormone progesterone cũng giảm theo.